Cách chăm sóc Trẻ Sơ sinh và những điều Mẹ nên làm

Rate this post

Có rất nhiều thủ tục diễn ra ngay sau khi bé chào đời, mẹ cần tìm hiểu để chủ động cho ca sinh nở sắp tới của mình.

Những điều Mẹ cần cân nhắc trước khi làm cho Trẻ Sơ sinh

1. Hút dịch nhầy trong mũi, miệng

Một số bệnh viện tiến hành hút dịch nhầy trong mũi, miệng bé ngay khi đầu bé nhô ra nhưng người chưa ra khỏi hoàn toàn. Một ống tiêm sẽ được đưa vào mồm và mũi em bé, hút mọi dịch nhầy hoặc phân su ra.

Tuy nhiên hút dịch nhầy vào thời điểm này chưa hợp lý. Vì bé còn cần phải tự hô hấp. Nếu chưa cắt dây rốn, bé vẫn nhận được oxy từ nhau thai. Có thể trì hoãn việc hút dịch nhầy khi toàn thân bé đã chui ra khỏi bụng mẹ.

2. Chậm cắt dây rốn

Nhiều bệnh viện hiểu được tầm quan trọng cùa việc chậm cắt dây rốn và chờ đợi đến khi dây rốn ngừng thở hoàn toàn mới kẹp và cắt. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện tiến hành cắt dây rốn trong vòng 60 giây sau sinh. Chậm cắt dây rốn 1-3 phút sau khi sinh sẽ mang đến vô vàn lợi ích về sức khỏe cho bé. Có thể truyền thêm máu đến cho em bé. Lượng máu thêm này có thể ngăn ngừa thiếu sắt xảy ra trong sáu tháng đầu đời.

3. Da tiếp xúc với da sau sinh

Da tiếp xúc với da cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bé như giúp bé bình tĩnh, ổn định thân nhiệt, ổn định nhịp tim, lượng máu, cung cấp vi khuẩn có lợi cho bé. Bản thân mẹ cũng tăng tiết sữa và sự gắn kết với bé khi da tiếp da.

4. Trữ máu cuống rốn

Máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc. Việc trữ máu cuống rốn nhằm mục đích chữa các bệnh về máu sau này.

5. Nhỏ thuốc kháng sinh cho mắt

Để ngăn chặn nguy cơ mù lòa ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia, trẻ sơ sinh có thể được nhỏ thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có thể gây đau, sưng, rát, và mờ mắt trong vài ngày sau khi nhỏ. Nếu bị mắc bệnh khi mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sỹ để phòng và trị bệnh cho con tốt nhất.

6. Tiêm vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp phòng ngừa bệnh chảy máu não, xuất huyết não. Mẹ nên cân nhắc việc tiêm thêm vitamin K cho bé ngay trong bệnh viện .

7. Cắt bao quy đầu cho bé

Một số cha mẹ chọn cắt bao quy đầu vì lý do văn hóa, tôn giáo hay cá nhân. Tỷ lệ cắt bao quy đầu trẻ sơ sinh đã giảm trong 30 năm qua, do các chuyên gia cho rằng nó không cần thiết.

Hầu hết việc cắt bao quy đầu được thực hiện không gây tê, nếu gây tê có thể dẫn đến sưng, khiến việc cắt bao quy đầu gặp khó khăn và có thể dẫn đến biến chứng. Nếu quyết định thực hiện cắt bao quy đầu cho con ngay trong bệnh viện, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin và các biện pháp giảm đau. Nếu không lựa chọn, cũng có thể trì hoãn đến khi con lớn hơn một chút mới thực hiện.

8. Cho con bú sữa mẹ

Sữa mẹ sẽ càng về nhanh và nhiều nếu mẹ cho con bú càng sớm. Vì thế sau sinh hãy cố gắng cho con bú sớm nhất có thể.

9. Tắm cho bé

Trẻ vừa sinh đều có lớp sáp trắng bao phủ toàn cơ thể. Mẹ có thể lựa chọn tắm ngay cho bé hoặc để sau cũng được.

10. Đánh giá chỉ số Apgar

Sau sinh bé sẽ được đánh giá tổng thể về nhịp tim, màu da, phản xạ kích thích, cử động, hô hấp. Nếu bất bình thường, bé sẽ được chuyển đi chẩn đoán và điều trị ngay.

11. Tiêm vắc-xin viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lây lan qua đường tình dục và đường máu. Một số bệnh viện có dịch vụ tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay trong viện. Vì loại vắc-xin này phát huy tác dụng hiệu quả nhất nếu được tiêm trong vòng 72 giờ đầu sau sinh.

12. Các đánh giá khác

Ngoài các đánh giá thông thường, bé còn được kiểm tra xem có mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp không. Trong 40-70 giờ đầu sau sinh, bác sỹ sẽ lấy máu của bé và đem đi xét nghiệm. Nếu phát hiện bệnh, bé sẽ được điều trị đặc biệt.

Những tai nạn cực kỳ nguy hiểm với Trẻ sơ sinh

1. Sặc sữa

Triệu chứng

Hơi thở trẻ sơ sinh khó khăn, sắc mặt tím đi, hô hấp không đều, đứt đoạn, khóc không ra tiếng.

Cách phòng ngừa và chăm sóc

1. Trong trường hợp trẻ sặc sữa, ngay lập tức tham khảo các phương pháp sau:

Người chăm sóc ngồi trên ghế, để trẻ trên đùi, một tay giữ trẻ sơ sinh, một tay dùng phần lòng bàn tay vỗ vào lưng trẻ, để trẻ khóc thành tiếng, sữa sặc có thể chảy ra ngoài, có thể thở dễ dàng hơn.

2. Nếu tình hình nghẹt thở đã khẩn cấp, dùng cách trên không phù hợp, tiếp tục xử lý rồi nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện điều trị.

Cần lưu ý những tai nạn cực kỳ nguy hiểm với Trẻ sơ sinh mà Mẹ không ngờ tới

2. Bỏng

Xử lý khi bị bỏng

1. Nếu vô tình khiến trẻ bị bỏng, bạn phải lập tức dùng nước lạnh rửa khu vực bị bỏng, rồi cẩn thận xem xét tình hình vết bỏng, cẩn thận cởi bỏ lớp quần, hay áo để tránh đụng vào làm tuột cả lớp da bên ngoài.

2. Tùy vào mức độ vết bỏng, tiến hành khử trùng, bôi loại thuốc chuyên dụng cho vết bỏng rồi quấn gạc bên ngoài, sau đó thay quần áo khô và sạch cho trẻ. Trong trường hợp gặp tình huống nghiêm trọng, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện điều trị.

3. Ngạt thở

Chỉ tình trạng hô hấp của trẻ sơ sinh bị chặn lại và ngừng lại. Khi trẻ có dấu hiệu ngạt thở, cần lập tức áp dụng một trong những biện pháp sau:

1. Đảm bảo làm sạch đường hô hấp, không có dị vật.

2. Bấm vào phần tiếp đất dưới bàn chân để kích thích hô hấp.

3. Trong trường hợp nghiêm trọng dùng hô hấp nhân tạo: cho trẻ ngửa đầu ra sau, hướng cằm lên trên, người hô hấp dùng tay giữ cằm, thổi khí vào miệng và mũi của trẻ.

4. Trong lúc làm các hành động trên, đồng thời gọi cấp cứu kịp thời đến cứu chữa.

Chú ý các điều sau:

1. Cho con bú nên ngồi, tránh nằm ngửa. Nếu nằm ngửa, đảm bảo vú mẹ không chặn mũi và miệng của trẻ. Không cho con bú trong khi ngủ dễ dẫn đến tình trạng chặn mũi, miệng của trẻ mà không biết, gây ngạt thở.

2. Giường ngủ của trẻ phải đảm bảo khi trẻ thức dậy luôn có người giám sát.

3. Xung quanh khu vực mặt trẻ không xếp các vật có nhiều lông, xem xét có cần cho trẻ đeo bao tay hay không, vì những thứ mềm có thể dễ chặn mũi, miệng của trẻ, khiến bé không thoát ra kịp thời gây ngạt thở

4. Nếu cơ thể trẻ sơ sinh chỉ ở mức 35 độ không tăng lên, da lạnh, cứng và có các triệu chứng khác, cần lập tức đưa đến bệnh viện điều trị.

4. Phòng tránh môi trường ô nhiễm

1. Tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mạnh

Vì trẻ nhỏ có hệ thần kinh chưa hoàn thiện, khả năng thích ứng còn kém, vì vậy tình trạng tiếng ồn kéo dài hay ánh sáng quá mạnh có thể gây trở ngại đến thính giác, thị giác của trẻ.

2. Không hút thuốc trong phòng trẻ

Vì trẻ sơ sinh còn rất mẫn cảm với nicotin. Nếu hít phải hàm lượng khói có chứa nicotin, sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng.

3. Tránh ô nhiễm điện từ

Trẻ sơ sinh nên tránh xa các thiết bị có điện từ, như máy tính, lò vi sóng, bếp từ…. Bức xạ điện từ các món đồ sẽ làm hại đến trẻ.

5. An toàn thực phẩm

Đối với những bà mẹ không đủ sữa cho trẻ bú, khi chọn sữa ngoài cần  lựa chọn sản phẩm chất lượng, để ý thời hạ sử dụng và thời gian sản xuất, tránh dùng sữa quá hạn, kém chất lượng. Cần để ý nhiệt độ pha của mỗi loại sữa, tránh để sữa quá nóng, trước khi pha sữa phải rửa tay sạch sẽ, bình sữa cần được tiệt trùng. Sữa dùng rồi nên bỏ đi, không nên để trẻ dùng lại vì sau một thời gian chúng sẽ biến chất, có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.

6. Ngộ độc khí và say nắng

Nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh trong khoảng 22-24 độ là tốt nhất, độ ẩm từ mức 50-60%. Hàng ngày phải đảm bảo thông gió, thoáng khí. Mẹ mới sinh ở cữ thường ở nơi kín gió, không dám dùng quạt hay điều hòa, có thể là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ gặp vấn đề về nhiệt độ. Mùa đông nếu sưởi ấm cần chú ý trường hợp không có ống thông khí, bé bị ngộ độc khí.

7. Tổn thương tai

Không nên dùng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai cho trẻ sơ sinh, để tránh gây tổn thương cho trẻ, ảnh hưởng thính lực. Có thể dùng tăm bông nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn phía ngoài tai, không ngoáy vào sâu.

8. Các trường hợp khác

Gia đình có trẻ sơ sinh cũng nên lưu ý những trường hợp sau:

  • Cho trẻ dùng gối có độ mềm thích hợp, tránh dùng gối vừa to vừa quá mềm, phòng trường hợp chặn lên mũi miệng của trẻ gây nghẹt thở trong trường hợp không có ai giám sát. Tránh cho trẻ nằm sấp, tay của trẻ sơ sinh còn  yếu, chưa đủ lực để tránh cho bé khỏi nguy hiểm, trong lúc nằm sấp, bé có thể bị chặn mũi, miệng gây nghẹt thở.
  • Ấm, phích nước… đều phải đặt ở nơi an toàn tránh xa tầm với của trẻ, đặc biệt trên bàn không để khăn trải, phòng trường hợp người nhà vô tình kéo rơi đồ nóng, gây bỏng cho bé. Túi sưởi có nắp bảo vệ an toàn.
  • Trong phòng tránh sử dụng đồ nội thất bằng kim loại, những nơi có góc nhọn phải dùng các vật bảo vệ, tránh làm trẻ bị thương.
  • Những gia đình có trẻ sơ sinh hạn chế nuôi động vật, tránh nhiều trường hợp trẻ bị chúng làm bị thương.
  • Khi trẻ ngủ, thay tã, quần áo nên đặt trẻ ở giường, ghế có chặn mép, để tránh bé bị lăn, rơi xuống đất.
  • Đồ chăn chiếu, quần áo của trẻ thường có sợi chỉ thừa, cần đảm bảo loại bỏ chúng, tránh cứa vào ngón tay, chân trẻ, để lâu có thể gây hoại tử.

Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những lưu ý tránh gây tai nạn cho bé trên đây mà Thuvienlamdep.vn chia sẻ sẽ giúp mẹ an tâm và có thêm kiến thức chăm con an toàn. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn có thể chia lẻ lên Facebook cho mọi người cùng biết để ủng hộ báo làm mẹ chúng tôi nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *