Cách Mẹ bầu tắm đúng cách trong Hè này để đảm bảo sức khỏe

Rate this post

Tiết trời nắng nóng khiến cơ thể dễ đổ mồ hôi, nhất là với mẹ bầu, tốc độ trao đổi chất tăng nhanh khiến cho mẹ càng có nhu cầu tắm rửa để làm sạch cơ thể và dễ chịu hơn khi bầu bí. Làm sao để mẹ tắm rửa một cách an toàn.

Mẹ bầu cần nhớ những nguyên tắc “đúng” khi tắm trong mùa Hè

1. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm ‘an toàn’ trong mùa hè

Thời tiết nóng, nhiều người có thói quen tắm nước càng lạnh càng thích để giải tỏa cơn nóng. Tuy nhiên đối với bà bầu thì đây là điều tuyệt đối cấm kị. Nhiệt độ nước tắm quá thấp có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe thai nhi. Tắm vào mùa hè, mẹ bầu cần kiểm soát tốt nhiệt độ nước, tốt nhất là khoảng 38oC, nếu nhiệt độ nước quá cao cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng thai nhi bị thiếu oxi.

Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ nước tắm thích hợp, sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi tắm cũng không được quá lớn vì sễ dễ gây kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non v.v… Khi từ bên ngoài trở về, tốt nhất mẹ bầu cần nghỉ ngơi trong phòng khoảng 30 phút để mồ hôi khô ráo và cơ thể thích ứng với nhiệt độ khác hơn so với môi trường bên ngoài, sau đó mới chuẩn bị cho việc tắm rửa.

Không nên tắm quá nhiều lần

Dù cảm giác khi tắm có thư thái thế nào thì mẹ bầu cũng không nên tắm quá lâu, tốt nhất là tắm trong vòng 10 – 20 phút. Việc tắm quá lâu không những dẫn đến tình trạng bị choáng váng mà còn làm ‘mềm hóa’ chất sừng trên bề mặt da,  khiến mẹ bị nhiễm bệnh . Ngoài ra, tần suất tắm cũng cần căn cứ vào thói quen cá nhân và ngày mùa để điều chỉnh cho phù hợp, thông thường với mẹ bầu thì mỗi ngày tắm một lần là an toàn, nếu quá nóng bức và cơ thể cần giữ vệ sinh tốt hơn thì có thể tắm 2 lần/ngày.

Không nên tắm bồn

Tắm bồn có lẽ là cách thư giãn tuyệt vời đối với phụ nữ, tuy nhiên khi bầu bí, tốt nhất mẹ nên tạm thời gác lại việc tận hưởng này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tắm bốn dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, dẫn đến các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ cận v.v… Để thư giãn, mẹ có thể tắm vòi hoa sen hằng ngày, nếu thật sự muốn tắm bồn thì chỉ nên hạn chế và phải đảm bảo mức độ vệ sinh của bồn tắm lẫn nước tắm.

Chú ý phần bụng khi tắm

Dù tắm tắm bằng cách xối nước hay vòi hoa sen thì mẹ bầu cần chú ý không tạt nước nóng vào phần bụng trong thời gian dài để giảm ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi do kích thích của nước.

Không nên khóa kín cửa phòng tắm

Dù biết rằng tắm là việc cần đảm bảo riêng tư nhưng khi có bà bầu trong nhà, tốt nhất là hãy trao đổi và thỏa thuận với mọi thành viên gia đình, để mẹ bầu khi tắm không cần khóa kín cửa, việc này có thể tránh tình trạng mẹ bầu té ngã hay ngất mà không được phát hiện cấp cứu kịp thời.

2. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm một cách khỏe mạnh

Vệ sinh ngoài âm đạo

Sau khi mang thai, dịch tiết âm đạo càng nhiều hơn, có lúc còn gây cảm giác đau ngứa, vì vậy cần đảm bảo vệ sinh khi tắm rửa. Mẹ bầu nên dùng nước sạch vệ sinh bộ phận này, hạn chế dùng các sản phẩm có thành phần quá kích thích, đồng thời thao tác phải nhẹ nhàng, tránh để nước bắn mạnh vào âm đạo gây ảnh hưởng đến môi trường kiềm và axit bình thường của âm đạo mà dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không có gì bất tiện, sau khi mới tắm xong, mẹ bầu khoan vội mặc quần lót, có thể mặc quần dài hay váy rộng, đợi cho âm đạo khô tự nhiên hoàn toàn rồi mới mặc quần lót vào, như thế sẽ tăng hiệu quả phòng ngừa đau ngứa âm đạo.

Vệ sinh gò bồng đảo

Thao tác vệ sinh núi đôi có thể tăng cường kích thích tuyến sữa cho em bé sau này. Khi tắm, mẹ bầu nên chú ý dùng nước ấm để vệ sinh gò bồng đảo, động tác mát xa nhẹ nhàng, vừa giúp mẹ thư giãn vừa tốt cho sức khỏe bầu vú.
Vệ sinh những bộ phận ‘nhỏ’

Rốn, lỗ tai, vành sau tai, móng tay, móng chân v.v… là những bộ phận bé nhỏ thường bị bỏ quên trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu không đảm bảo vệ sinh khi tắm rửa, những nơi này có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn bám vào và sinh sôi gây bệnh. Do đó, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh sạch sẽ cho những vị trí này.

3. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm ‘vui vẻ’

Nghe nhạc

Nếu có điều kiện, bạn có thể thiết kế phương tiện nghe nhạc trong phòng tắm giúp mẹ bầu thư giãn tâm trạng, duy trì tinh thần phấn khởi, có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Chú ý chọn giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi và không mở âm thanh quá lớn.

Sử dụng tinh dầu thơm

Thắp nến tinh dầu thơm trong phòng tắm có thể giúp mẹ bầu duy trì tâm trạng ổn định, vui vẻ, tăng tác dụng thư giãn cho việc tắm rửa. Tuy nhiên việc chọn loại tinh dầu thơm tốt nhất là căn cứ vào tình trạng cơ thể của mẹ và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Mát xa thích hợp

Khi tắm, mẹ bầu nên cố gắng sử dụng các loại dầu gội và sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích thích và tiến hành thao tác mát xa nhẹ nhàng khắp cơ thể, giúp tăng cảm giảm bớt những cảm giác khó chịu trong thai kỳ và có lợi hơn cho sức khỏe lẫn giấc ngủ của mẹ.

Mẹ ở cữ và các tắm đúng cách

Mẹ ở cữ và các tắm đúng cách để vừa an toàn và tránh các bệnh hậu sản khác
Vào mùa hè, nếu không tắm, sẽ cảm thấy da dính dính nhớp nhớp khó chịu. Vệ sinh thân thể không sạch sẽ dễ dẫn đến các bệnh như nổi mẩn, viêm da, tắc tuyến sữa, núm vú không sạch có thể gây ra viêm đầu vú. Còn khu vực vùng kín, nếu không được vệ sinh sạch sẽ kịp thời cũng sẽ dễ bị mắc các bệnh như nhiễm khuẩn sau sinh, nhiễm trùng âm đạo, viêm loét vết rạch tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu…

Như vậy sau sinh nếu các mẹ vẫn kiêng tắm rửa thì cơ thể sẽ rất bức bối. Theo các bác sĩ thì việc kiêng tắm rửa như vậy là không đúng và phản khoa học.

Sau sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng…

Những ngày đầu sau khi sinh xong, sản dịch sẽ ra tương đối nhiều nên sản phụ phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Nếu sản phụ thấy quá bẩn có thể lau người, chỉ cần giữ ấm phòng, đóng cửa kín gió, dùng khăn sạch và lau người nhanh bằng nước ấm, xong thì lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo tránh bị lạnh.

Tùy theo thời tiết mà sản phụ vệ sinh lau người nhiều hay ít, mùa đông thì có thể là 1 hoặc 2 lần còn mùa hè có thể nhiều hơn, miễn là cơ thể thấy thoải mái là được. Các mẹ có thể nhờ chồng giúp đỡ để thêm phần tình cảm.

Sau khi sinh 1 tuần, nếu sức khỏe tốt, sản dịch ra ít hơn các mẹ có thể tắm rửa bình thường. Trước khi tắm nên chuẩn bị sẵn nước ấm (khoảng trên dưới 40 độ C), nhiệt độ phòng duy trì khoảng 22 độ C, đóng kín cửa tránh gió. Thời gian tắm của sản phụ cũng không nên quá lâu, khoảng 10 phút là đủ.

Khi tắm sản phụ nên rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm rửa cơ thể và cuối cùng mới là gội đầu.

Khi tắm, các lỗ chân lông trên mặt có khả năng mở rộng nhất, rửa mặt trước có thể tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào da. Vùng mũi và trán thường hay bị dầu nên massage một chút. Mẹ nên tránh gội đầu trước rồi mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông có thể gây choáng váng. Vì vậy nên tắm rửa cơ thể trước sau đó mới gội đầu. Ngoài ra, không nên kì cọ quá mạnh vì như vậy nó sẽ làm hỏng lớp màng bảo vệ da. Khi tắm chỉ cần kì cọ nhẹ nhàng để vừa có tác dụng làm sạch các bụi bẩn dính trên da đồng thời massage cho da được thông thoáng, toàn thân dễ chịu sảng khoái.

Việc giữ vệ sinh vùng kín sau sinh là rất quan trọng. Khi ở bệnh viện, các y tá sẽ vệ sinh vùng kín cho sản phụ bằng nước ấm mỗi ngày và khử trùng vết rạch tầng sinh môn bằng thuốc sát trùng povidone iodine.Khi về nhà, sản phụ có thể tiếp tục vệ sinh vùng kín như ở viện. Khi sản dịch ít hơn, vết rạch khô và dần lành, sản phụ có thể tắm rửa bình thường. Nếu vết rạch vẫn chưa lành hẳn, sau khi tắm xong sản phụ dùng khăn thấm khô chỗ vết thương và sát trùng bằng povidone iodine.

Tắm xong nhanh chóng lau khô người, mặc quần áo tránh bị lạnh, sau đó dùng máy sấy sấy khô tóc.

Với các sản phụ sinh mổ, vết mổ vẫn chưa thể lành ngay sau 1 tuần. Nếu vậy các sản phụ lau người, tắm qua và nên chú ý cẩn thận để đảm bảo vết mổ được bảo vệ an toàn. Khoảng 2 tuần, vết mổ đã lành, các sản phụ có thể tắm bình thường.

Khi tắm, mẹ lưu ý không nên chà xát quá mạnh lên vết mổ đẻ mà chỉ nên dùng bông tắm xoa nhẹ nhàng lên cơ thể.

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa thì phụ nữ sau khi sinh nên kiêng tắm gội. Vì sản phụ sau sinh thuộc thể hàn, các lỗ chân lông giãn ra. Nước cũng thể hàn, nếu tắm sẽ dễ gây cảm lạnh, thậm chí gây ra các bệnh hậu sản. Tuy vậy, sản phụ có nhiệt độ cơ thể khá cao, với việc sữa liên tục về, khiến người đổ mồ hôi nhiều càng khiến mẹ nóng hơn. Việc không tắm là điều không thể thực hiện được. Ngày nay quan niệm kiêng cữ đã khoa học hơn rất nhiều. Sản phụ không cần kiêng khem tắm gội tuyệt đối như trước nữa.

Trên đây,thuvienlamdep.vn chúng tôi đã đem đến cho bạn những điều mẹ cần nhớ khi tắm trong mùa Hè.Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào kiến thức mang thai để giữ cho con mình một sức khỏe tốt nhất . Nếu thấy bài viết này thực sự hữu ích,bạn có thể chia sẻ lên Facebook cho mọi người cùng biết đến và đừng quên ấn like ủng hộ trang báo thuvienlamdep.vn chúng tôi nhé! Chúc các bạn luôn trẻ đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *