Bạn có biết khi đang mang thai,ngực của bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt. Các mô ngực và các ống dẫn sữa bắt đầu khởi động, chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi con chào đời. Sau khi sinh, ngực tăng kích cỡ đáng kể, mẹ có thể cảm thấy khó chịu khi bị căng sữa, sau khi cho con bú cảm giác này sẽ qua đi. Đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, việc chăm sóc bầu ngực rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng sữa và cả vẻ đẹp, độ săn chắc của ngực.
Cách chăm sóc ngực cho Mẹ đang cho con bú
Trước hết cần chọn áo ngực đúng kích cỡ. Không nên mặc áo chật quá sẽ dễ chà sát vào núm vú, gây đau và làm tắc tuyến sữa. Nên chọn loại áo thoáng mát, có dây đeo điều chỉnh.
Áo lót cần được thay hàng ngày và giặt giũ sạch sẽ. Nếu nhiều sữa và hay bị chảy sữa, cần dùng miếng lót thấm sữa thường xuyên.
Nếu thấy núm vú, quầng vú xuất hiện những vảy bẩn, không nên chà sát mạnh mà nhẹ nhàng rửa với nước ấm. Rửa núm vú đều đặn như vậy thì những vảy bẩn dần dần sẽ biến mất.
Trước và sau khi cho con bú, đều rửa tay sạch và dùng khăn sạch lau toàn bộ vú. Mẹ giữ vệ sinh cho vùng ngực cũng là cách phòng tránh bệnh cho con. Khăn lau ngực cần dùng riêng, tránh dùng lẫn lộn cho các mục đích khác.
Cho con bú đúng tư thế và phương pháp. Bé phải ngậm trọn quầng vú, khi bé bú phát ra tiếng ực ực rõ ràng. Nếu cho bú sai tư thế, sẽ dẫn đến đau vú và bé không bú đủ sữa bé cần.
Nếu bị nứt núm vú, có thể dùng khăn lau sạch núm vú, rồi thoa sữa mẹ/ dầu oliu hoặc kem trị nứt núm vú. Trước khi cho con bú nhớ lau sạch vú rồi mới cho bú. Thông thường sau 3 ngày là khỏi.
Không nên kiêng tắm, vẫn nên tắm sạch sẽ hàng ngày. Vú sạch thì mới có thể cung cấp nguồn sữa sạch thơm cho con.
Ngoài ra cũng cần biết ăn uống đúng cách để vẫn đủ sữa cho con mà ngực vẫn săn chắc, không bị chảy sệ. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein, canxi, ăn ít thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường.
Thực hiện bài tập cơ ngực đơn giản, giúp tăng độ đàn hồi của ngực, duy trì những đường nét đẹp, giảm nguy cơ ngực chảy sệ. Bạn đứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai. Hai tay đưa sang ngang rồi lại đưa về trước mặt. Thực hiện mỗi ngày khoảng 10 phút, tăng dần cường độ nếu thấy có thể.
Nếu núm vú bị co rút, núm vú thụt vào trong khiến con không thể bú được, kiên trì dùng máy hút sữa hút mỗi ngày khoảng 20-30 phút. Dần dần sẽ cải thiện được tình hình. Trong thời gian đó, hút sữa và cho bé bú bình nếu bé không chịu bú mẹ.
Luôn luôn vắt hết sữa thừa sau mỗi cữ bú. Cách này vừa giúp phòng ngừa căng sữa, viêm vú và còn giúp tăng sản xuất sữa.
Chúc bạn không bao giờ phải lâm vào tình cảnh đau nứt núm vú, tắc sữa hay ngực chảy sệ thành mướp và bị chồng chán, chồng chê.
Cách giảm mỡ bụng sau sinh
Cho con bú
Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để giảm mỡ bụng nhanh chóng chính là tích cực cho con bú ,đây là phương pháp hiệu quả mà các bà mẹ ít biết đến. Cho con bú đầy đủ và thường xuyên trong 6 tháng đầu vừa giúp bé khỏe mạnh đề kháng tốt vừa giúp mẹ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng thon gọn
Dùng muối đắp bụng
Theo kinh nghiệm dân gian ông bà ta truyền lại thì dùng muối đắp lên vùng bụng sau khi sinh sẽ làm cho bụng dần dần thon gọn hơn.
Cách làm: Cho khoảng 5 muỗng muối rang nóng lên, khi nguội bớt thì đổ muối vào một tấm vải mỏng đắp lên hết vùng bụng mỡ. Áp dụng hàng ngày và liên tục sẽ giúp bạn mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể giảm mỡ bụng bằng cách thêm gừng hoặc ngải cứu vào rang cùng muối rồi đắp lên bụng để giúp bụng săn chắc và lưu thông khi huyết.
Nịt bụng
Các chị em thường xuyên hay nịt bụng sau khi sinh để giảm số đo vòng eo nhanh chóng . Bằng cách sử dụng gen bụng quấn chặt vào vòng eo giúp vòng 2 săn chắc hơn
Tuy nhiên, cách này khá nguy hiểm và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đối với các mẹ khi nịt bụng quá sớm có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, tức bụng, cản trở máu lưu thông… ảnh hưởng đến sức khỏe
Tốt nhất bạn nên nịt bụng 1 tháng sau khi sinh tùy cơ địa và nên lưu ý không nên nịt bụng sau khi ăn.
Lưu ý: Thời kỳ sau sinh không nên ăn kiêng bởi vì sẽ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng và lượng vitamin cho sữa mẹ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho con
Khoảng vài tháng sau sinh sau khi ổn định thi bạn có thể ăn kiêng. Một chế độ ăn hợp lý đủ vitamin là bạn không cần ăn quá nhiều tinh bột mà bổ sung nhiều trái cây và rau xanh.
Mách mẹ cách làm hồng nhũ hoa sau khi sinh
Trộn mật ong với bột mỳ theo tỷ lệ 1:3 (1 thìa mật ong trộn với 3 thìa bột mỳ). Trộn đều cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Sau đó đắp lên núm vú và quầng vú. Để như vậy 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Rửa xong dùng khăn ấm nóng đắp lên núm vú thêm 15 phút nữa. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp nhũ hoa tăng sắc hồng đáng kể. Tốt nhất nên đắp lúc vùng ngực sạch sẽ, có thể đắp khi vừa tắm xong.
Sau sinh cần chú ý chăm sóc bản thân, nhất là vùng ngực, để vùng da ngực không bị lão hóa sớm và núm vú bớt thâm đen.
– Lựa chọn áo lót đúng kích cỡ, mặc áo lót quá chật dễ khiến núm vú bị chà sát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm hàng ngày.
– Tẩy da chết cho vùng núm vú thường xuyên bằng hỗn hợp mật ong và dầu oliu nguyên chất.
– Cho con bú đúng cách, đúng tư thế, tránh bị nứt núm vú.
7 Cách chữa rạn nứt da nhanh nhất hiệu quả sau 1 tuần
7 Cách chữa rạn nứt da dưới đây sẽ giúp tụ tin hơn với một làn da căng mịn không tỳ vết, có hiệu quả nhanh chóng sau một tuần áp dụng
Những vết rạn da sau sinh hay do giảm cân nhanh thì không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ bề ngoài của phái đẹp về mặt thẩm mỹ. Chị em phụ nữ cũng vô cùng lo lắng vì vấn đề này,đặc biệt là những vết rạn nứt ở đùi, bắp chân… càng dễ bị lộ khi diện váy ngắn,quần short
1. Đường
Đường là một nguyên liệu tẩy tế bào chếan toàn, tự nhiên và có khả năng khắc phục rạn da hiệu quả nhất. Bạn trộn một muỗng đường với dầu dừa hoặc dầu olive rồi nhẹ nhàng massage vùng da bị rạn chừng 5 phút sẽ giúp làm mờ vết thâm và kích thích sản sinh collagen làm vết rạn mờ đi.
2. Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều vitamin có tác dụng phục hồi và sản sinh các tế bào da. Cắt một lát khoai tây rồi chà xát nhẹ lên vùng da bị rạn,đợi cho khô thì nhẹ nhàng rửa bằng nước ấm.
3. Nha đam
Nha đam là phương pháp phổ biến nhất giúp chữa tận gốc những vết rạn sau sinh. Bạn bôi trực tiếp nhụa nha đam ên các vết rạn rồi chờ cho khô sau đó rửa lại bằng nước ấm.
4. Dầu dừa
Dầu dừa có chứa rất vitamin E và các chất chống oxi hóa à có tác dụng chống lão hóa da rất hiệu quả. Chỉ cần lấy vài giọt dầu massage lên da bị rạn là có thể dần khắc phục vết rạn từ từ
5. Nước chanh
Nước chanh có tính tẩy da chết có khả năng đánh bật vết rạn dễ dàng. Axit trong chanh có thể làm mờ vết sẹo, trị mụn và giảm rạn da … Việc cần làm là vắt lấy nước cốt chanh rồi massage lên vùng da bị rạn đến khi khô rồi rửa lại bằng nước cho sạch.
6. Lòng trắng trứng
Trong lòng trắng trúng có chứa nhiều collagen và axit amin giúp tái tạo tế bào da. Cách làm: Tách lấy lòng trắng trứng rồi đáng đến khi sủi bọt sau đó dùng tay thoa trực tiếp lên vết rạn massage ít phút rồi chờ 10 – 15 phút cho khô hẳn. Sau đó rửa lại bằng nước ấm
7. Uống đủ nước
Nước có vai trò vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để các vết rạn nhanh hồi phục thì các bạn hãy chăm chỉ uống nước mỗi ngày tối thiểu là 2 lít nước để làn da căng mọng tối đa.
Trên đây là cách chăm sóc mẹ sau sinh mới nhất mà Thuvienlamdep.vn chia sẻ đến bạn đọc hy vọng sẽ khiến bạn thích thú và tự tin hơn . Đừng quên ấn like ủng hộ báo chúng tôi nhé!
- Lắc Tay Đá Ruby – Hợp với mệnh nào? Ý ngĩa và tác dụng
- Vòng tay bạc Nam, Nữ – Cách lựa chọn vòng tay bạc cho Nam, Nữ phù hợp nhất
- Tổng hợp 16 dấu hiệu mang thai sớm “đúng chuẩn” mà Mẹ ít khi để ý tới
- Trị mụn tận gốc tại nhà – Những nguyên liệu và cách làm đơn giản
- Những bước dưỡng môi đơn giản vào mùa khô mà bạn cần lưu ý